Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

Bạn cần làm gì khi bé sơ sinh vàng da?

Vàng da sơ sinh thế nào là nguy hiểm? Phần lớn trẻ sơ sinh sau sinh từ 3 – 5 ngày có biểu hiện vàng da. Ðây là hiện tượng sinh lý bình thường do các hồng cầu thai nhi bị phá hủy để được thay thế bằng hồng cầu trưởng thành. Khi hồng cầu bị vỡ sẽ phóng thích vào máu một lượng lớn chất có sắc tố vàng, tên gọi là Bilirubin làm cho trẻ bị vàng da.

Mức độ vàng da

Vàng da nhẹ: Da vàng nhẹ ở mặt và thân, trẻ vẫn bú tốt, vàng da xuất hiện muộn sau ngày thứ ba.
Vàng da nặng: Da vàng sậm lan đến tay chân, kèm bú kém, bỏ bú, hoặc xuất hiện sớm trong vòng 1 – 2 ngày sau sinh. Những yếu tố góp phần làm cho trẻ bị vàng da nặng bao gồm: Trẻ sinh non tháng, sinh ngạt, nhiễm khuẩn,…
Làm gì khi trẻ vang da?
Ða số các trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh thường nhẹ và tự khỏi sau 7 đến 10 ngày do chất Bilirubin được đào thải qua phân và nước tiểu.


Nhận biết dấu hiệu vàng da
Vàng da ở trẻ sơ sinh rất dễ nhận biết bằng mắt thường ở nơi có đủ ánh sáng. Vì vậy, trẻ sau sinh hàng ngày bà mẹ cần quan sát màu da toàn thân của trẻ ở nơi đầy đủ ánh sáng.
Trong trường hợp khó nhận biết (da trẻ đỏ hồng hoặc đen) thì ấn nhẹ ngón tay cái lên vùng da trong vài giây, sau đó buông tay ra, nếu trẻ bị vàng da, sẽ thấy được màu da vàng thật sự ở nơi ấn ngón tay.
Điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh
Cho con bú: Cho con bú là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm lượng bilirubin trong máu của trẻ sơ sinh, vì sữa mẹ có chứa một số các chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho sự phát triển của các cơ quan chức năng của bé. Cần cho bé bú sữa mẹ em bé mỗi hai giờ Thường xuyên bú mẹ có thể giúp bé giảm bilirubin do đó, làm giảm các triệu chứng vàng da.
Tắm nắng: Tắm nắng cũng là một phương thuốc hiệu quả để điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh. Hãy cởi bớt quần áo của bé cho bé tắm nắng dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp hoặc trong một căn phòng ấm khoảng 10 phút sao cho tia nắng mặt trời rọi được xuống toàn bộ cơ thể bé. Thời gian tốt nhất để tắm nắng cho bé là sáng sớm, 07:00-08:00 sáng.
Đèn chiếu: Trong trường hợp mức độ bilirubin trong máu của trẻ sơ sinh cao, bác sĩ sẽ sử dụng đèn chiếu để điều trị. Trong thời gian điều trị, bé sẽ được theo dõi 'đèn đặc biệt' trong bệnh viện, trong 24 giờ hoặc 2 ngày. Các đèn chiếu sáng đặc biệt này sẽ loại trừ vàng da bằng cách giảm mức bilirubin.
Cho trẻ uống sữa công thức: Một cách khác để điều trị vàng da sơ sinh là cho trẻ ăn thêm sữa công thức. Tùy thuộc vào mức độ bilirubin trong máu của em bé, các bác sĩ có thể đề xuất cho bé uống một loại sữa công thức (tương tự như sữa mẹ), trong khoảng 48 giờ. Sau khi các mức bilirubin trở lại bình thường, mẹ có thể cho bé bú mẹ hoàn toàn.
Xem thêm: Buồn nôn| nghien ruou

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

Bị vàng da bạn đang bị bệnh gì?

Vàng da không đơn thuần chỉ là da có màu vàng mà niêm mạc hoặc kết mạc mắt cũng có thể bị vàng theo. Vàng da tuy không phải là bệnh, nó chỉ là một triệu chứng, tuy vậy khi có dấu hiệu vàng da có thể liên quan đến nhiều loại bệnh khác nhau. Vàng da không chỉ gặp ở trẻ em mà có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Trong bài này chỉ đề cập đến vàng da do bệnh lý gan mật ở người trưởng thành

Để xác định nguyên nhân gây vàng da, cần chú ý tiền sử cá nhân. Nếu vàng da từ bé thì bệnh mang tính chất gia đình, được gọi là bệnh Dubin-Johuson, Rotor.

Một số nguyên nhân dẫn đến vang da

- Các bệnh vàng da do tan máu: Gồm bệnh tan máu bẩm sinh Minkowski Chauffard, bệnh Cooley, bệnh tự miễn, bệnh tan máu do lạnh. Đặc điểm của các bệnh này là da vàng nhạt, kín đáo, thiếu máu tái phát nhiều lần, lách rất to, sức bền hồng cầu giảm.
- Viêm gan cấp do virus: Bệnh dễ lây, sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón. Vàng da xuất hiện dần dần sau một thời gian giả cúm. Xét nghiệm: Men gan tăng cao, tức là có sự phá hủy tế bào gan. Nếu nhẹ thì sau một đến hai tuần, người bệnh tiểu nhiều, vàng da nhạt dần, rồi mất hẳn. Nặng thì dẫn đến teo gan bán cấp, hôn mê, rồi dẫn đến tử vong.

- U đầu tụy: Thường là ung thư. Vàng da xuất hiện âm thầm, ngày càng tăng. Phân bạc màu, trắng như phân cò. Sốt ít hay không sốt. Gan to, túi mật to, không có cơn đau quặn gan. Siêu âm thấy u đầu tụy.
- Sốt rét: Gặp ở vùng núi. Sốt từng cơn, có rét run, buon non ngoài cơn lại bình thường. Da vàng nhẹ, lách to. Xét nghiệm máu tìm thấy ký sinh trùng sốt rét.
- Sốt xoắn khuẩn Leptospira: Da vàng, niêm mạc mắt sung huyết, có màu vàng đỏ. Sốt cao, rét run. Đau cơ, chảy máu dưới da, mê sảng. Xét nghiệm máu urê, creatinin tăng cao, men gan tăng. Xét nghiệm nước tiểu có thể thấy xoắn khuẩn Leptospira.
- Nhiễm khuẩn huyết: Do E. coli, tụ cầu… Sốt cao, buồn nôn kéo dài, vàng da, gan to ít, không đau, túi mật không to. Cấy máu có vi khuẩn dương tính. Công thức máu: Bạch cầu tăng cao.
- Viêm gan do nhiễm độc: Xảy ra do gây mê bằng clorofoc hoặc uống các thuốc clopromazin, atophan, thuốc chống lao, thuốc tránh thai, rắn cắn.
- Bệnh hanot giai đoạn đầu: Có vàng da mạn tính, gan to, lách to. Nhưng không có suy gan, tắc mật và cổ trướng.
- Ung thư gan: Vàng da ngày càng tăng. Nước cổ trướng màu vàng xanh như mật, có thể là nước máu do ung thư di căn đến màng bụng. Gan to, phát triển nhanh, mặt gồ ghề, mật độ chắc. Siêu âm thấy hình ảnh khối u rõ.
- Xơ gan: Gồm viêm gan mạn tính tiến triển dẫn tới xơ gan, xơ gan còn do nhiều nguyên nhân khác. Bệnh tiến triển từ từ, dẫn đến vàng da. Gan có thể to hoặc teo. Cuối cùng là cổ trướng, tuần hoàn bàng hệ, xuất huyết tiêu hóa. Xét nghiệm chức năng gan bị suy giảm.
Việc khám lâm sàng cũng đóng vai trò quan trọng khi tìm nguyên nhân gây vàng da. Nếu sờ thấy túi mật to, gan to, có thể khẳng định là tắc nghẽn ở ống mật chủ. Nếu sờ thấy gan to nhưng túi mật bé, cần nghĩ tới tắc nghẽn trong gan. Trường hợp gan không to, túi mật bé thì chắc chắn không có tắc nghẽn đường dẫn mật chủ.
Vàng da có thể là biểu hiện viêm gan hoặc xơ gan nếu kèm theo lách to. Nếu gan to cứng như đá, mặt gồ ghề, phản ứng nhạy khi nắn vào thì có thể kết luận chắc chắn là ung thư gan.
Nếu có tình trạng ngứa lâu năm, nay lại vàng da, cần nghĩ đến chứng do ứ mật trường diễn trong gan. Với người từng sống ở những vùng có ký sinh trùng gây bệnh (như Địa Trung Hải), vàng da có thể là hậu quả của sự hình thành các kén nước trong gan.
Khoảng 3-4 tuần trước khi xuất hiện vàng da, người bệnh có thể có một số dấu hiệu khá đặc trưng. Người bị viêm gan do virus có thể bị nhiễm khuẩn, có rối loạn tiêu hóa, viêm khớp. Bệnh nhân sỏi đường mật chủ có cơn đau quặn gan, sốt kèm theo rét run. Bệnh nhân ung thư tụy gầy nhanh, đau âm ỉ vùng bụng trên, lan sang trái và ra đằng sau. Trong trường hợp tắc nghẽn đường mật chủ do ung thư, bệnh nhân sẽ ngứa trước khi vàng da vài tuần.

Để xác định chắc chắn, bệnh nhân cần làm một số xét nghiệm như siêu âm (phát hiện u cục, kén, sỏi trong gan), X-quang (tìm sỏi canxi túi mật), soi phúc mạc (phân biệt ứ mật trong hay ngoài gan, phát hiện tính chất ung thư và tiên lượng), sinh thiết gan (phân biệt ung thư gan, xơ gan...).

Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

Nguyên nhân bé bị vàng da

Bé nhà bạn có bị vàng da? Nếu thấy bé có triệu chứng vàng da thì bạn hãy có những phương pháp kịp thời.

Vàng da do nhiễm khuẩn:

 Hay gặp nhất ở trẻ mới đẻ là nhiễm khuẩn rốn, nhiễm khuẩn da. Vàng da có thể xuất hiện sớm hoặc muộn. Trẻ thường có sốt (đôi khi hạ thân nhiệt), nước tiểu vàng, khóc yếu, bú kém, nôn, tiêu chảy. Trong trường hợp này trẻ cần được tiếp tục cho bú mẹ càng nhiều càng tốt. Cần điều trị cho trẻ bằng kháng sinh đặc hiệu và điều trị triệu chứng cho trẻ tại các cơ sở y tế theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Cách phòng bệnh hiệu quả nhất là thực hành tốt chế độ vô khuẩn khi đỡ đẻ, chăm sóc rốn, không để rốn bị nhiễm khuẩn.

Vang da sinh lý:

 Thường xuất hiện từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 sau khi đẻ và khỏi trong vòng 10 ngày. Nếu vàng da kéo dài quá 3 tuần thường không phải là vàng da sinh lý, cần phải tìm các nguyên nhân bệnh lý khác. Vàng da sinh lý không cần phải điều trị.

Vàng da do tắc mật bẩm sinh:
Nguyên nhân do đường mật bị teo nhỏ ở mức độ khác nhau. Vàng da trung bình xuất hiện ở tuần lễ thứ 2 sau đẻ. Vàng da sẫm màu, liên tục, kèm theo phân bạc màu, nước tiểu sẫm màu, gan to, lách to. Bệnh nhân cần được xác định bệnh sớm và điều trị bằng ngoại khoa. Nên mổ sớm trước khi có dấu hiệu gan bị xơ.
Vàng da do virus:
 Chủ yếu là do virus gây bệnh viêm gan truyền từ mẹ qua rau thai gây nên. Các biểu hiện thường thấy là vàng da kéo dài, nước tiểu vàng, phân có lúc màu trắng, gan to. Trẻ cần được đưa đến các cơ sở y tế để được khám, điều trị và tư vấn như các trường hợp viêm gan do virus khác.
Vàng da do giang mai:
Trẻ bị mắc giang mai từ người mẹ. Các triệu chứng thường xuất hiện sau khi sinh. Vàng da thường nhẹ nhưng kéo dài, kèm theo gan to, lách to. Trẻ có thể có những triệu chứng của giang mai di truyền. Một yếu tố quan trọng để chẩn đoán là dựa vào tiền sử bệnh tật của bố mẹ. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ, trẻ cần được đưa đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển tốt.

Trường hợp bị vàng da nhân, bệnh nhi có các biểu hiện thần kinh như cứng hàm, cứng người, tím tái. Những trường hợp này thường nặng, dễ tử vong. Trẻ cần phải được điều trị tại các trung tâm nhi khoa chuyên sâu bằng “thay máu” và chăm sóc tích cực. Khi phát hiện thấy có bất đồng yếu tố Rh, người mẹ cần được các thầy thuốc chuyên khoa theo dõi và tư vấn.
Ở nước ta, rất ít phụ nữ có Rh(-) nên bệnh này rất hiếm. Bệnh thường thấy ở con rạ nhiều hơn con so. Vàng da xuất hiện ngay những ngày đầu sau khi sinh và kéo dài nhiều tuần. Kèm theo là các biểu hiện thiếu máu, xuất huyết, gan to, lách to.
Vàng da tan máu do bất đồng yếu tố Rh:
 Bệnh xảy ra khi người mẹ có yếu tố Rh(-), người bố có yếu tố Rh(+), con sinh ra có yếu tố Rh(+). Trong trường hợp này, khi người mẹ đang mang thai, một số hồng cầu của thai nhi Rh(+) qua rau thai vào máu của mẹ Rh(-). Cơ thể người mẹ phản ứng lại bằng cách sinh ra những kháng thể chống Rh(+). Các kháng thể này qua rau thai vào cơ thể của thai nhi và gây nên tan máu. Tần số mắc bệnh này phụ thuộc vào tỷ lệ phụ nữ có mang Rh(-).
Vàng da tan máu do bất đồng nhóm máu A, B, O:
Thường là do mẹ mang nhóm máu O, con mang nhóm A, đôi khi nhóm B. Bệnh thường gặp hơn nếu nguyên nhân do yếu tố Rh nhưng ít khi gây vàng da nhân. Bệnh tiến triển tốt với điều trị.

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

Hoa quả tốt cho chứng vàng da

Thực phẩm tốt nhất cho người bị vàng da

Vang da không phải là bệnh, nó chỉ là một triệu chứng. Tuy vậy khi có dấu hiệu vàng da có thể liên quan đến nhiều loại bệnh khác nhau và ảnh hưởng nghiêm trọng tới gan. Vàng da có thể gặp ở mọi lứa tuổi, do sự cản trở bài tiết sắc tố mật (bilirubin), làm cho lượng sắc tố mật trong máu tăng lên. Vàng da không thể chỉ chữa bằng thuốc mà còn phải kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp.


Nước trái cây là một trong số các loại thực phẩm hiệu quả nhất chữa chứng vàng da. Và nước mía đặc biệt tốt cho gan của bạn. Dưới đây là những thực phẩm hữu ích nhất cho người mắc chứng vàng da:

Lá húng quế
Lá húng quế là một phương thuốc tự nhiên giúp gan phục hồi chức năng. Theo một nghiên cứu tiến hành tại Đại học Mansoura, Ai Cập, các nhà khoa học lấy 6 hợp chất trong rau húng quế được trích xuất và thử nghiệm khả năng bảo vệ chống lại tình trạng oxy hóa gan. Kết quả là, tất cả các hợp chất này đều có tác dụng bảo vệ gan.

Nước mía
Nước mía là loại nước bắt buộc phải uống đối với những người mắc chứng vàng da. Ngoài tác dụng giải nhiệt, chống viêm, tiêu sưng, giảm đau, trị viêm họng… nước mía chứa nhiều năng lượng giúp gan phục hồi nhanh chóng.

Hạt rau mùi
Hạt mùi có tác dụng rất tốt trong việc thông đại tiểu tiện, trị phong tà, phá mụn độc và làm lành các chứng mụn lở. Với chứng vàng da, bạn ngâm hạt rau mùi trong nước qua đêm và uống vào buổi sáng. Nước hạt rau mùi sẽ giúp loại bỏ ra ngoài độc tố từ gan.

Nước ép cà chua
Cà chua là một loại quả cung cấp nguồn vitamin C dồi dào. Đó là lý do tại sao nó rất giàu lycopene, một chất chống oxy hóa rất mạnh. Vì vậy, nước ép cà chua giúp trẻ hóa các tế bào gan, giúp bạn khắc phục chứng vàng da.

Nước ép chanh
Chanh là một trong những loại quả giải độc tốt nhất có sẵn trong thiên nhiên, vừa rẻ, vừa an toàn. Chanh là loại quả giúp lợi tiểu, hỗ trợ tiêu hóa, chống viêm, khử trùng và tiêu diệt vi khuẩn có hại trong cơ thể. Vì thế, mỗi buổi sáng, hãy vắt một quả chanh vào nước và uống để làm sạch dạ dày, hệ tiêu hóa và gan của bạn.

Dứa
Dứa là loại quả giúp thanh nhiệt. Nước ép dứa cũng giúp hệ tiêu hóa tốt, mau lành bao tử bị viêm, loét. Tái tạo tủy và canxi giúp xương chắc khỏe. Ngoài ra, nó còn là loại quả giải độc tốt, giúp làm sạch các tế bào gan. Nó cũng giúp chữa chứng vàng da một cách hiệu quả.

Lúa mạch
Lúa mạch là nguồn phong phú chất xơ không hòa tan, có tác dụng làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết, bệnh sỏi mật và rất tốt cho hệ tiêu hóa. Trong lúa mạch có một chất tên là “lignans”, là một chất chống oxi hóa, bảo vệ các tế bào khỏi các vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, lúa mạch có đặc tính rất tốt, giúp lợi tiểu, mát gan, giúp rửa trôi các bilirubin dư thừa ra khỏi cơ thể.

Sữa đông tụ (sữa chua)
Sữa đông chứa nhiều vitamin, protein giúp cơ thể dễ tiêu hóa, tăng lượng vi khuẩn có lợi cho dạ dày, tiệt trùng đường ruột và tiêu diệt các tác nhân gây hại.

Nước ép củ cải
Mỗi ngày uống 2-3 ly nước ép củ cải sẽ giúp bạn giảm đáng kể triệu chứng vàng da. Bởi nước ép củ cải giúp thanh lọc và loại bỏ lượng bilirubin ra khỏi gan và máu. Ngoài ra, củ cải chứa nhiều canxi, sắt, vitamin A, B6 và C, acid folic và là nguồn cung cấp dồi dào của mangan, chất xơ và kali, rất tốt cho cơ thể và chống oxy hóa tốt.

Nếu bạn bị chứng vàng da, đặc biệt phải tránh những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ. Vì khi gan bạn yếu đi, chức năng gan giảm, gan sẽ không có khả năng tiêu hóa dầu mỡ.
Tuy nhiên, tránh ăn những thực phẩm nhiều giàu mỡ là chưa đủ. Mà bạn cần phải ăn đúng loại thực phẩm để chữa vàng da. Đây là những loại thực phẩm giúp gan giải độc. Những thực phẩm này giúp trẻ hóa các tế bào gan, loại bỏ sự nhiễm trùng.
Xem thêm: buon non| buồn nôn

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

Vàng da có phải viêm gan?

Vàng da có phải viêm gan?
 Hỏi:
Trong thời gian gần đây tối thấy da tôi có triệu chứng bị vàng dần nhiều người nói chắc gan của tôi có vấn đề, nhưng do chưa thấy cơ thể thay đổi gì nên tôi vẫn chưa đi khám, Vậy cho tôi hỏi bác sĩ liệu tỉ lệ mắc bệnh gan của tôi có cao không?
Trả lời:
Chào bạn,
Việc chẩn đoán một người bị bệnh viêm gan siêu vi B nên được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa. Sau khi thăm khám và có kết quả các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ chẩn đoán người khám có bị bệnh viêm gan siêu vi B hay chưa (gan đã bị bệnh do siêu vi B gây tổn thương) hay chỉ là người nhiễm siêu vi B. Người nhiễm siêu vi B là mang siêu vi nhưng chưa phát bệnh, thường được bác sĩ dặn theo dõi, xét nghiệm định kỳ và chưa cần dùng thuốc trị siêu vi.
Trường hợp của bạn, không rõ ai đã chẩn đoán bạn bị viêm gan siêu vi B cách 7 năm, dựa trên các kết quả xét nghiệm nào, thuốc đã dùng? Xét nghiệm âm tính cách một tháng là xét nghiệm gì, thực hiện ở đâu và với kỹ thuật nào? Những thông tin mà bạn cung cấp không đủ để chúng tôi giải thích tình trạng bệnh lý của bạn.
Điều bạn thắc mắc có lẽ những triệu chứng hiện nay là bị vang da Chúng tôi xin trao đổi với bạn về điều này.
Vàng da do viêm gan thường có thể quan sát được khi vàng da nhiều, vàng sậm. Vàng da đi kèm với vàng mắt. Nếu vàng da ít rất khó nhận biết, dễ nhầm lẫn vì chúng ta là những người… da vàng. Tuy nhiên, cần lưu ý là vàng da có thể không xuất hiện trong khoảng 80% trường hợp viêm gan, các bệnh khác như sỏi đường mật, sốt rét, tán huyết… hoặc ăn nhiều thực phẩm, trái cây có màu vàng trong thởi gian dài đều có thể gây vàng da.
Nếu đã bị bệnh viêm gan siêu vi B, bác sĩ sẽ xác định đây là viêm gan siêu vi B cấp tính (bệnh chỉ mới xuất hiện dưới 6 tháng, không cần đặc trị thuốc kháng siêu vi, hơn 95% trường hợp sẽ khỏi bệnh hoàn toàn) hay là mạn tính (bệnh đã trên 6 tháng, cần trị thuốc kháng siêu vi). Từ chẩn đoán, bác sĩ sẽ có những ý kiến chuyên môn về theo dõi và điều trị cho phù hợp với từng người bệnh.
Tuy nhiên nếu bạn thật sự đã bị bệnh viêm gan siêu vi B cách 7 năm nhưng lại không được theo dõi và điều trị đúng theo chuyên khoa thì điều cần thiết là phải tiến hành kiểm tra ngay lá gan của bạn. Để có câu trả lời chính xác về tình trạng sức khỏe của mình, bạn nên đến các bệnh viện có chuyên khoa viêm gan để được thăm khám, xét nghiệm và điều trị phù hợp.
Xem thêm: buồn nôn| nghien ruou

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

Màu da thay đổi, bạn đang bị bệnh gì?

Bạn có thấy da bạn có những dấu hiệu lạ như sạm da , vang da, nhắn da... khi thấy những dấu hiệu đó bạn đừng có chủ quan vì nó đang báo hiệu cơ thể bạn đang thay đổi

- Vàng da toàn thân và mắt là dấu hiệu của suy gan kinh niên
- Ung thư
Ung thư nội tạng có thể có các dấu hiệu trên da như vết đậm nhiều chất mầu, vàng da và mắt, nổi ban đỏ trên da, một vùng da rất ngứa mọc lông…
Đó là dấu hiệu ngoài da của người mắc bệnh tiều đường, trong đó các vi huyết quản nơi chân dễ bị tổn thưong do va chạm nhẹ
-Da bị tróc
Từng mảng biểu bì bị tróc khỏi da thường xảy ra trong bệnh suy chức năng tuyến cận giáp (hypoparathyroidism), bệnh nấm biểu bì (ringworm), bệnh vẩy nến (psoriasis).


- Vàng da lòng tay bàn chân
Đây là dấu hiệu của tiêu thụ quá nhiều cà rốt, khoai lang ngọt hoặc dấu hiệu của bệnh nhược tuyến giáp vì quá nhiều chất beta-caroten trong máu.
Trong bệnh nhược tuyến giáp, tuyến không chuyển hóa được beta-caroten và chất này tích tụ trên da. Người bệnh thấy mệt mỏi, bải hoải, da khô lạnh và cần được điều trị.
Da vàng vì ăn nhiều cà rốt sẽ hết khi ngưng tiêu thụ rau củ này.
- .Da đau nhoi nhói kèm theo ban đỏ ở một bên mặt hoặc thân mình.
Đây là dấu hiệu của bệnh Zona thần kinh Shingles mà người mình thường gọi là bệnh “giời leo” do loại virus của bệnh Thủy đậu mà ta mắc phải trước đây.
-Mảng vàng nhạt chung quanh mi mắt, gần mũi ở trẻ em và thiếu niên thường thường báo hiệu cho biết là lượng cholesterol trong máu lên cao.
-Da toàn thân đậm mầu
Trong bệnh suy nang thượng thận Addison, người bệnh có nước da sậm mầu nhất là ở các vùng phơi ra ánh sáng, nhưng cũng có ở lòng bàn tay, bàn chân, núm vú, nách, vùng cơ quan sinh dục. Bệnh do nang thượng thận tiết ra rất ít kích thích tố steroids nhưng có thể điều trị bằng cách bổ sung kích thích tố thiếu.
-Bàn chân bàn tay lạnh giá
Nhiều người than phiền sao bàn tay bàn chân giá lạnh, mất cảm giác, da đổi mầu khi thời tiết lạnh hoặc khi tâm thần căng thẳng, thì được bác sĩ giải thích rằng, đây có thể là hiện tượng Raynaud, xẩy ra khi máu lưu thông tới các nơi này giảm vì mạch máu co lại hoặc bị tắc nghẽn. Bệnh thường thấy nhiều hơn ở phụ nữ và người trung niên tuổi từ 15-30 sống nơi thời tiết lạnh. Da đang mầu hồng đột nhiên chuyển sang trắng bệch rồi xanh cộng thêm cảm giác tê tê kéo dài cả nửa giờ. Hiện tượng giá lạnh này cũng xẩy ra ở mũi, môi, tai, núm vú. Nguyên nhân chưa biết rõ, có thể là do lupus ban đỏ, vữa xơ động mạch, thấp khớp, xơ cứng bì

Với các dấu hiệu này, cần đi bác sĩ để khám chẩn bệnh rồi điều trị.
-Ra nắng, quay về nhà thấy nổi ban đỏ cùng mình
 Đó là hiện tượng nhạy cảm với tia nắng ở một số người đang dùng một số thuốc như thuốc lợi tiểu thiazide chữa cao huyết áp; thuốc chống dị ứng, thuốc kháng sinh tetracycline, chống trầm cảm, thuốc trị trứng cá -Da mặt nhợt nhạt, móng tay xanh
Nhiều người, đặc biệt là quý vị cao niên thường có lớp da mặt và da lòng bàn tay bì bì nhợt nhạt và lớp mô bào dưới móng tay nhờ nhờ xanh. Họ ở trong tình trạng thiếu máu thường là do thiếu khoáng chất sắt hoặc xuất huyết bao tử. Môi miệng, nớu răng cũng mất mầu hồng thường lệ. Ngoài ra họ cũng bị mau mệt, nhức đầu, chóng mặt, hụt hơi thở.
Nên hỏi ý kiến nhà dinh dưỡng để bổ sung chất sắt cũng như gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây ra các dấu hiệu trên da này rồi điều trị.
- Bắp chuối nổi gân xanh loằng ngoằng
Đó là những mạch máu ở bắp chuối đã mất tính đàn hồi, giãn mở rộng ra và chứa đầy máu gọi là bệnh căng giãn tĩnh mạch varicose veins.
-Các dấu hiệu này có thể xuất hiện trước, đồng thời hơặc sau khi đã tìm ra bệnh ung thư. Ở người mà ung thư đã thuyên giảm, các thay đổi trên da báo hiệu sự tái phát của bệnh.
-Các chấm mầu đỏ tía trên da
Trong bệnh ban xuất huyết purpura, trên da của bệnh nhân có những vết ban mới đầu đỏ rồi chuyển sang đỏ tía trước khi mờ đi hoặc thành nâu nhạt. Đó là do các mạch máu dưới da bị suy yếu, dễ bị tổn thương, máu chảy ra ngoài và tạo ra các ban da như vậy.
Các vùng da hay bị đổi mầu là cánh tay, cẳng chân, mu bàn tay.
Bệnh thừong thấy ở người tuổi cao, ngoài 65, da mỏng với thời gian dễ bị ánh nắng mặt trời gây tổn thưong. Dùng các loại thuốc như aspirin, thuốc loãng máu, vitamin E, rượu, steroid, Gingo Biloba cũng làm bệnh trầm trọng hơn.
Vì bất thường có thể báo động một bệnh nào đó trong cơ thể.